Chi tiết tin tức

“Việt Nam linh thiêng cổ tự” chùa Vinh Phúc

20:40:00 - 11/04/2015
(PGNĐ) -  Chùa Vinh Phúc tọa lạc tại thôn Quan Độ, xã Vân Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vừa được UNESCO trao chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”.
 

nhanbangch.JPG
Chùa Vinh Phúc tổ chức lễ đón chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự" vào ngày 1-3-2015

ĐĐ.Thích Thiện Hạnh, UVTT BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh, trú trì chùa Vinh Phúc cho biết chùa Vinh Phúc là một ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh, có từ đời nhà Lê, trải qua năm tháng biến thiên tạo hóa, đến nay đã gần nghìn năm chùa vẫn nằm giữa xóm làng và luôn đồng hành cùng người dân thôn Quan Độ, xã Vân Môn.

Sau những năm tháng đổi thay của lịch sử, chùa Vinh Phúc nói riêng và các di tích Phật giáo ở Bắc Ninh nói chung đều bị hủy hoại, mai một. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), nhân dân địa phương đã trùng tu phục dựng chùa Vinh Phúc để mọi người khắp nơi về lễ bái.

Cuối năm 2005, sau khi tốt nghiệp Phật học tại Đài Loan, ĐĐ.Thích Thiện Hạnh phát nguyện ra miền Bắc hoằng pháp, về trụ trì chùa Vinh Phúc - hoằng dương Phật pháp (từ ngày 4-10-2006). Từ đó, Đại đức đã cùng nhân dân địa phương đặt đá trùng tu chùa Vinh Phúc.

Từ một bãi đất hoang sơ chỉ có ngôi Tam bảo, sau khi được các cấp chính quyền địa phương cho phép xây dựng ngôi Tam bảo, nhà Tổ, nhà linh, nhà Tăng… khang trang để Tăng Ni Phật tử khắp nơi đến tu học có nơi cư trú.

Trong thời gian trùng tu chùa Vinh Phúc, Đại đức trụ trì đã phát hiện nhiều cổ vật như cây hương đá ở dưới nước trên một trăm năm, hai con sư tử đá cùng những tảng đá cổ…

Kiến trúc chùa Vinh Phúc hiện nay theo mô hình chữ Đinh ().

Chính điện hay còn gọi là Thượng điện là nơi tôn trí các bàn thờ Phật được nối thẳng góc với bái đường ở phía trước. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành nhiều bậc từ cao xuống thấp. Tầng cao nhất ở chính điện tôn trí ba pho tượng Phật A Di Đà (đời quá khứ), Phật Thích Ca Mâu Ni (đời hiện tại), Phật Di Lặc (đời tương lai). Vị trí các tương được tôn trí trang nghiêm, hài hòa.

Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc lớp bàn thờ cao nhất ở sau, trên cùng, giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ thấp dần. Bậc cuối cùng ở lớp bàn thờ thứ tư tôn trí ở giữa là tương Cửu long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên, tiếp theo phía trước lớp bàn thờ cuối cùng là hương án.

Kiến trúc chùa Vinh Phúc được xây dựng theo phong cách chùa cổ miền Bắc bằng những cột gỗ lim cao to, vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng đều bằng gỗ lim. Mái chùa được uốn cong, lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượng tròn, phía dưới là ngói chiếu. Các góc của mái chùa đều uốn cong lên hình dao long hoặc như hình đuôi chim phượng.

Để pháp khí chùa Vinh Phúc xứng tầm với ngôi chùa cổ nghìn năm, sáng ngày 21-5-2010 (nhằm ngày 8-4-Canh Dần), ĐĐ.Thích Thiện Hạnh cùng Phật tử tổ chức lễ rót đồng đúc đại hồng chung và lễ động thổ xây tháp chuông thờ Phật Quán Thế Âm Bồ-tát tại khuôn viên  chùa.

Vừa qua, ngày 1-3-2015 (11-1 -Ất Mùi), chùa Vinh Phúc tổ chức lễ đón chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”.

Được biết, chùa Vinh Phúc là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh và là một trong 18 ngôi chùa Việt Nam được đón bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”.

Trí Bửu

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin