Chi tiết tin tức

Di sản thế giới ở ngôi chùa cổ tại Bắc Giang

21:14:00 - 28/11/2021
(PGNĐ) -  Chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.

Theo từ điển “Phật học Việt Nam”, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng thời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), có tên gọi là chùa Chúc Thánh. Đến triều vua Trần Nhân Tông (1279 - 1308), ngôi chùa được mở mang, xây dựng khang trang, đổi tên thành Vĩnh Nghiêm tự và trở thành trung tâm Phật giáo lớn của Đại Việt.

Chùa Vĩnh Nghiêm thờ Phật và ba vị Trúc Lâm tam tổ là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang. Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Bộ mộc bản đang được lưu giữ trang trọng tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Bộ mộc bản đang được lưu giữ trang trọng tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Hiện nay, trong chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ được kho mộc bản vô giá mang nhiều nội dung từ kinh phật, sách văn học, nghiên cứu, tấu sớ, văn bia, lịch sử, danh nhân... Kho mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm có 3.050 mộc bản với 9 đầu sách lớn thuộc hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại.

Kho sách cổ có nhiều bộ ván kinh quý giá. Ngoài ra còn có các tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng.

Kho sách cổ có nhiều bộ ván kinh quý giá. Ngoài ra còn có các tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng.

Một số loại kinh, sách chính trong kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm như: Kinh Phật có hai bộ là Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh (cả phần kinh và phần chú giải) và A Di Đà kinh. Đây là 2 bộ kinh chủ yếu dùng trong Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về luật giới Phật có Đại thừa chỉ quán, Tỳ khâu ni giới, Sa di ni giới kinh. Ba quyển này là giới luật tu và thiền cho các tăng ni của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Các mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm đều được khắc trên vật liệu là gỗ thị. Loại gỗ này được khai thác chủ yếu trong vườn chùa.

Một trang trong bộ “Kinh hoa nghiêm” trong số các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

Một trang trong bộ “Kinh hoa nghiêm” trong số các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

Chữ trên các mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm đều được dùng bằng chữ Hán và Nôm. Chữ khắc ngược (âm bản) để khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi.

Năm 2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương

Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2014, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2016, Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khởi công và phát mộc công trình nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Công trình hoàn thành trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, nằm cạnh Tam Bảo, với tổng diện tích hơn 330m2.

Mộc bản trong bộ kinh Tín lục - sách thuốc tại Chùa.

Mộc bản trong bộ kinh Tín lục - sách thuốc tại Chùa.

Mộc bản “Thiền tông bản hạnh”, một tác phẩm thiền học viết vào thế kỷ XVIII bao hàm nhiều vấn đề về tôn giáo, triết học, lịch sử và văn học. Tác phẩm đánh dấu sự hồi sinh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm dấu ấn thời Trần.

Mộc bản “Thiền tông bản hạnh”, một tác phẩm thiền học viết vào thế kỷ XVIII bao hàm nhiều vấn đề về tôn giáo, triết học, lịch sử và văn học. Tác phẩm đánh dấu sự hồi sinh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm dấu ấn thời Trần.

Giá trị mỹ học trên một mộc bản kinh Phật cổ vô giá - tác phẩm điêu khắc tinh tế mang dấu ấn của các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản lâu đời.

Giá trị mỹ học trên một mộc bản kinh Phật cổ vô giá - tác phẩm điêu khắc tinh tế mang dấu ấn của các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc biệt là Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản lâu đời.

Tính chuẩn mực của mẫu chữ Nôm trong mộc bản thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao của tư duy và văn hóa Việt Nam.

Tính chuẩn mực của mẫu chữ Nôm trong mộc bản thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao của tư duy và văn hóa Việt Nam.

Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền tông bản hạnh - một phần của mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode cài đặt ở các máy tính trên phạm vi thế giới.

Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền tông bản hạnh - một phần của mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode cài đặt ở các máy tính trên phạm vi thế giới.

Di sản văn hóa phản ánh nhiều giá trị độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, y học, điêu khắc,… của Việt Nam.

Di sản văn hóa phản ánh nhiều giá trị độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, y học, điêu khắc,… của Việt Nam.

Thiện Minh

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin