Chi tiết tin tức

Ngàn tỷ cũng… đốt!

10:56:00 - 06/03/2015
(PGNĐ) -  Văn hóa đốt vàng mã và sự lãng phí hàng trăm tỷ đồng ở mảnh đất cố đô dường như là một sự bất lực chung của những nhà quản lý vĩ mô, quản lý vi mô hay chí ít cũng là ngành văn hóa trong việc chấn chỉnh vấn nạn này.

1. Ở Huế, nơi vừa diễn ra một tọa đàm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố này quanh vấn đề “Hiện tượng vàng mã – Lịch sử và những điều quan tâm hiện nay” người ta đã phải than phiền rằng: Bất lực! Người ta thống kê rằng, ở đây hiện có tới 226 cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng “làm đẹp cõi âm”, với doanh thu 50-60 tỷ đồng/năm. Chuyện đốt vàng mã tràn lan gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư đã đành, mà cái con số 50-60 tỷ đồng mỗi năm kia chưa dừng ở đó. 50-60 tỷ đồng đó, nói là thu nhập của người làm vàng mã nhưng thực tế nó là con số bỏ đi. Bởi chắc chắn, sẽ phải có gấp vài ba lần con số đó là số tiền thật (cỡ 120 – 200 tỷ đồng) của người dân nơi đây bị đốt đi vì 50-60 tỷ đồng chỉ là “giá bán buôn”. Người ta vẫn đốt và người ta vẫn chẳng thể nào “quản” nổi. Bất lực là đương nhiên!

2. Hà Nội giờ đang mùa đông. Thế nhưng, có lên Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô mới cảm nhận hết cái mưa, cái gió nó ghê sợ như thế nào. Trong căn nhà mẫu của dân tộc Mường, những khoảng trời lộ thiên trên mái vì gió, mưa tốc tả, hoang tàn. Tại khu nhà của người Gia Rai, cầu thang lên xuống bị mục ruỗng hoàn toàn, khách du lịch chỉ ngó mà có cho kẹo cũng chẳng dám bước lên vì nguy cơ… mất mạng. Khu nhà mồ cũng của dân tộc này cách đó không xa, các tượng gỗ đang mủn ra, mọt mối như một bãi hoang trong rừng… Tất cả những thứ này, nằm trong một khu tổng thể văn hóa chỉ cách Hà Nội có 40km. Tất cả những thứ này, là sản phẩm của một công trình văn hóa trị giá 3.200 tỷ đồng vừa khánh thành cách đây chưa lâu. Tiền tỷ đổ ra, công trình yểu mệnh?!

3. Có những câu chuyện tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với nhau song dường như lại có một mối dây liên hệ mật thiết. Văn hóa đốt vàng mã và sự lãng phí hàng trăm tỷ đồng ở mảnh đất cố đô dường như là một sự bất lực chung của những nhà quản lý vĩ mô, quản lý vi mô hay chí ít cũng là ngành văn hóa trong việc chấn chỉnh vấn nạn này. Cái bất lực thể hiện trong sự thiếu phương hướng trong một cách hành xử với văn hóa đã hằn sâu hàng nghìn năm đó. Dẫu đau, dẫu buồn, dẫu nhói lòng nhưng vẫn còn là một sự bất lực có thể chấp nhận được. Nhưng, cái bất lực trước sự hoang tàn, hư hỏng đến thảm hại ở một nơi cũng được coi là văn hóa, một công trình văn hóa, ngay giữa đất Thủ đô nơi được dựng lên bởi nhiều nghìn tỷ đồng, thì kể cũng lạ.

4. Cái ăn sâu tiềm thức ngàn năm khó bỏ nhưng cái xập xệ do chất lượng kém, do quản lý kém của một công trình biểu trưng văn hóa rất hiện đại thì sao? Cả ngàn tỷ kia, suy cho cùng nếu không được quản lý và sử dụng đúng cũng khác gì vàng mã, cũng khác gì đồ “để đốt” và thực tế đã và đang được… “đốt”!

Thường Sơn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin