Chi tiết tin tức

Hải Dương: Khai hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014

20:50:00 - 11/09/2014
(PGNĐ) -  Ngày 10/09/2014, tại Đền Vạn Kiếp, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, Thị xã Chí Linh (Hải Dương), UBND tỉnh Hải Dương tổ chức lễ tưởng niệm 714 năm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1300-2014) và chính thức khai hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014. Nhân dịp này, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khánh thành công trình tu bổ Đền thờ chính Đến Kiếp Bạc gia đoạn 1.
Đền Kiếp Bạc nằm trong cụm di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia năm 1962. Năm 2012 được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Trong Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc mùa xuân năm 2013, Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch đã chính thức công nhận lễ hội mùa thu Kiếp Bạc là di sản văn hóa phi vật thể
 
Trước đó, vào đêm qua 9-9 (tức 16 tháng 8 Âm lịch) tỉnh Hải Dương đã long trọng tổ chức Lễ khai ấn Trần triều Hưng Đạo vương. Đây là nghi lễ riêng, đặc biệt của Lễ hội Kiếp Bạc hàng năm. Trước khi làm lễ khai ấn, Chư tăng Hội Phật giáo tỉnh đã chủ trì các khoá lễ tịnh đền, cúng Trần Triều - Cung nghinh đức Thánh Trần cùng thân quyến của Ngài.

Lễ khai ấn được tiến hành từ 22 giờ đến 24h00. Thượng tọa Thích Thanh Vân-Phó trưởng ban Thường trực Ban trị sự GHPG cùng chư tăng Hội Phật giáo tỉnh đã làm Lễ  cầu nguyện đức Thánh phù hộ cho Phong điều Vũ thuận, Quốc thái Dân an, biên cương hải đảo vững bền. Khi các nghi thức cúng lễ kết thúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh ban ấn cho các đại biểu, nhân dân và du khách thập phương.

 
Ấn của Hưng Đạo Đại Vương thể hiện uy quyền nhà Thánh, gồm: Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn, Quốc pháp Đại Vương, Vạn Dược Linh Phù, Phi thiên thần kiếm phù. Dân gian quan niệm, Ấn dùng trấn trạch kỳ an, cầu Phúc-Lộc-Thọ và vạn sự tốt lành.  Vì vậy, du khách hành hương về đền Kiếp Bạc đều mong xin được dấu ấn của Đức Thánh Trần, với niềm tin sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.    
    
Cũng trong đêm (16/8 Âm lịch), cùng với Lễ Khai ấn, BTC Lễ hội đã khai mạc Liên hoan diễn xướng hát văn hầu Thánh. Các cơ quan quản lý về di sản văn hóa cùng hàng nghìn du khách đã có mặt dự và thưởng thức bộ môn nghệ thuật đặc sắc riêng có này của Việt Nam.
 
Theo quy định của BTC, các Thanh đồng biểu diễn các giá hầu về các nhân vật lịch sử Việt Nam, ngợi ca, tôn vinh công lao của các vị trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước; nghiêm cấm các hoạt động, biểu hiện tiêu cực lợi dụng hình thức nghệ thuật này để hành nghề mê tín, trục lợi…

Diễn xướng hầu Thánh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là một di sản về văn học, âm nhạc, vũ đạo, mỹ thuật, gắn với lễ hội dân gian và nghệ thuật trình diễn độc đáo, một sân khấu tâm linh đặc sắc riêng có của người Việt Nam, hiện đã được Ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiếp tục nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

 
Đức Tùy
Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin