Chi tiết tin tức

Góc nhìn của tăng ni trẻ trong thời hiện đại

15:47:00 - 30/01/2015
(PGNĐ) -  Thời gian không bao giờ dừng lại, lịch sử cứ lặng lẽ sang trang, kiếp sống nhân sinh dần tàn theo năm tháng bởi định luật ngàn thu: Thành- Trụ- Hoại- Không. Chính vì sự ngắn ngủi mong manh của kiếp người... Vậy chúng ta phải làm gì đây?

 

Để những chồi non, những mầm măng là những vị Tăng Ni trẻ trong thời hiện đại về sau sẽ trở thành những thạch trụ thực sự vững chắc trong ngôi nhà Giáo hội, mang nghĩa xuất thế gian. Đã là hàng ngũ xuất gia, ta mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng:” Xuất gia hoằng thánh đạo, Thệ độ nhất thế nhân.” Nhưng trước khi đến với sứ mệnh đó giới Tăng Ni trẻ chúng ta phải trải qua quá trình tu học và rèn luyện chính mình từng giờ từng phút, có như thế mới mong “ thiệu long thánh chủng” bây giờ và mãi mãi về sau. Như chúng ta đã biết xã hội hiện giờ đã và đang trong thời đại văn minh tiến bộ từng ngày, xã hội vật chất ngày càng đi lên thì đời sống tâm linh ngày càng tỉ lệ nghịch với chiều hướng phát triển của xã hội. Đứng trước thực trạng như thế hàng ngũ Tăng Ni trẻ chúng ta có trách nhiệm vô cùng lớn lao trong việc tu học và truyền thừa. Vậy ta tu học ra sao và truyền thừa như thế nào? Đây có phải là vấn đề khó trả lời chăng? Nếu theo văn tự và sự hiểu biết thì chắc chắn ai trong chúng ta không chỉ đáp được mà còn đáp rất mượt mà bóng bẩy. Nhưng xin hỏi: Trong chúng ta ai là người đã làm được sống được với những điều đã nói, mà không ngoài tâm tông của Phật, ý chỉ của Tổ? Thiên kinh vạn quyển nhưng cuối cùng cũng chỉ có một mà thôi.


Tất cả đều là phương tiện hiển bày mà chư Phật, chư vị Tổ sư chỉ cho chúng ta nhận ra và sống được với “ Chân tâm diệu hữu” cái bất sanh bất diệt hiện hữu nơi mình, không ngoài thân tứ đại này. Bởi vì, thế học trên danh dự là chưa đủ, mà phải hiểu một cách tường tận tâm tông mà chư Phật, chư Tổ chỉ dạy. Làm then chốt trong đời sống tu học của mình, không chỉ dừng lại ở cái hiểu huân câu và sống được với chân tâm Phật tánh không ở đâu xa cũng chẳng cần tìm, hiển hiện trước mắt, chỉ cần nhận ra, chỉ sợ chúng ta không sống được. Nếu phần nào được dự vào thì diệu dụng hằng sa... Ngay nơi sự lẳng lặng thanh tịnh, thảnh thơi nhẹ nhàng...khiến người khi gần ta, họ nhận được sự giải thoát an lạc...không cần ta phải kêu gọi hay lôi kéo ai cả. Có những vị Phật tử nước ngoài đến với Thiền sư Nhất Hạnh với chức vị xã hội, với bằng tiến sĩ, thạc sĩ... họ đã nói rằng: “ Con đến với Thầy không phải do Thầy có nhiều bằng tiến sĩ hay học vị của Phật giáo, mà con đến với Thầy, con tìm sự an lạc vững chãi thảnh thơi, qua ánh mắt tia nhìn đấy đạo lực, khiến chúng con cảm thấy an lạc khi đến gần. Những thứ mà học vị hoặc bằng cấp của thế gian, dù là bằng cấp Phật giáo, cũng không mang lại được ở những bậc thực học thực tu”.


Chúng ta nghĩ thế nào về câu nói của vị tiến sĩ này? Có phải chăng đạo đâu có xa xôi mà chúng ta phải vất vả đi tìm, ngay trong cuộc sống hiện tại này chỉ cần ta nhận ra, tập sống dần với nó rồi ứng pháp vào đời, lợi mình lợi nhân sinh. Thiền sư Chân Nguyên đã nói rằng:


“ Bày hiện rõ ràng được suốt ngày
Đây là tự tánh mặc phô bày
Chân thường ứng dụng sáu căn thấy
Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay”.


Sống cuộc đời tỉnh giác với cái “ Chân thường” thì có ngại gì sự phô bày dọc ngang của muôn pháp? Khi đó qua sáu căn với tánh biết trùm khắp, rồi ta tự lợi lợi tha, học và tu là chuyện làm cả đời của người tu sĩ chứ chẳng phải chỉ có tám năm hay mười năm ở trường Phật học là đủ. Cổ nhân đã từng dạy: “ học phải đi đôi với hành mới đem lại kết quả, tu mà không học là tu mù, còn học mà không tu chỉ là cái đẩy đựng sách, nên chúng ta đặc biệt là những vị tu sĩ trẻ cần nên rõ và rất rõ về điều này để sống đúng và tu tốt, thật sự xứng đáng là Thích tử Như Lai, “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự” không có phụ sự mong mỏi của cha mẹ, thầy Tổ đã dày công giáo dưỡng ta.


Dám mong những bạn đồng tu, những người đồng tuổi trẻ, ai ai cũng đầy đủ duyên lành đồng gặp chánh pháp hội ngộ minh sư, nắm được cái cốt lõi mà Phật và Tổ đã chỉ dạy cho chúng ta “ nơi cái thân sanh diệt này, ta phải nhận ra cái bất sanh bất diệt, tứ đại rồi sẽ hoại theo thời gian, còn Như Lai tàng diệu chân như tánh thì đi với ta từ đời này sang kiếp khác”. Chính vì thế, giới xuất gia chúng ta cần phải học thực tu ứng dụng vào đời sống,ta sẽ có nhiều lợi ích do pháp lạc đem lại, lợi ích không chỉ riêng mình mà cho cả nhân sinh. 


Ni sinh: Tâm Thư.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin