Chi tiết tin tức

Sự thâm thúy của dân gian hay là sự xuyên tạc của Bảo Trang?

16:56:00 - 29/06/2017
(PGNĐ) -  Tôi nghĩ rằng trong 5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài nên chỉ rõ từng ngón, đừng vì không đều nhau của mỗi ngón mà cho rằng bàn tay xấu. Có lẽ kẻ xấu là người tự mình tin theo tâm lý của mình hoặc mang mục đích khích báo nào đó mà “mượn gió bẻ măng”, thừa cơ hội muốn “nước đục thả câu”. Dù cho trong bài có ghi là: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả một tập thể thầy tu chân chính.

Kính gửi ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT của báo Người đưa tin

Đồng kính gửi Hội Nhà báo Việt Nam và Hà Nội

Đồng kính gửi Bộ Thông tin & Truyền thông

 

Tôi đứng tên dưới đây là Nguyễn Hữu Lợt, sinh năm 1960, tại Đà Nẵng, hiện trú tại tổ 4 thôn Phước Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; vừa đọc sáng nay bài viết của tác giả Bảo Trang có tựa đề là “Sư trụ trì bán chuông cổ ở Hải Dương và sự thâm thúy của dân gian” (http://www.nguoiduatin.vn/su-tru-tri-ban-chuong-co-o-hai-duong-va-su-tham-thuy-cua-dan-gian-a330602.html) đăng trên trang nhà của quý báo Người đưa tin vào 29/06/2017.

 

Trong bài, tác giả Bảo Trang giải nghĩa một cách hồ đồ mang tính chất bôi nhọ đạo hạnh của những thầy tu đạo Phật như “Sau những sự việc trên, tôi chợt nhận ra rằng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không đơn thuần là câu nói mang ý nghĩa nhắc nhở những thế hệ học trò luôn phải "uống nước nhớ nguồn", phải biết ơn, coi trọng các thầy cô giáo. Câu nói đó còn là dự cảm của những tác giả dân gian về những vụ việc liên quan đến một bộ phận sư thầy tha hóa, biến chất gây bức xúc trong dư luận thời gian gần đây nếu chúng ta hiểu 3 chữ “bán”, “tự”, "sư" theo nghĩa: “Bán = mua bán”, “tự = chùa” và "sư = sư sãi".

 

Sẽ không liên quan gì đến đơn thư của tôi nếu như Bảo Trang không kết luận và đổ thừa đó là sự “thâm thúy” của dân gian như những câu sau trong bài viết “Thế mới thấy ông bà ta ngày xưa thật thâm thúy, một câu nói được đưa ra, hậu thế nhìn nhận, cắt nghĩa theo hướng nào cũng đều hợp lý, hợp tình cả! "Bán tự vi sư" - "nửa chữ cũng là thầy" mà "bán chùa cũng là sư".

 

Kính thưa quý Báo, quý Hội và quý Bộ cùng các bạn đọc!

 

Lập luận của tác giả Bảo Trang là hoàn toàn khinh suất, hồ đồ với dòng tưởng của loạn ngôn, cuồng ngữ. Tệ hại và nguy hiểm hơn nữa là tác giả cho đó là sự “thâm thúy” của dân gian. Đâu là luận cứ, luận chứng để bảo đảm cho luận điểm của Bảo Trang? Tôi chưa hề thấy đưa ra! Do đó, từ đây chúng tôi suy luận rằng Bảo Trang viết bài mang mục đích hoặc tính chất bôi nhọ tăng đoàn Việt Nam nói riêng và đạo Phật thế giới nói chung. Tất cả những gì viết ra một cách phóng tưởng, suy diễn lệch lạc, và thái độ bất kính đối với tỳ kheo đạo Phật, sẽ là bằng chứng tố cáo tính chất kích động và chia rẽ tôn giáo của tác giả Bảo Trang.

 

Đành rằng trong đạo Phật còn có những thầy tu lạm dụng giáo phẩm, chức sắc, quyền hạn tâm linh trước lòng tin của đồ chúng, gây ra những chuyện tà vạy, trái với giới luật và tinh thần cốt lõi của đạo Phật; nhưng đó chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, không phải là toàn bộ. Hơn nữa, nếu giải nghĩa một cách chiết tự cuồng loạn như Bảo Trang giải thích thì nên tự mình nêu cao sở kiến, đừng đổ thừa qua “dân gian” thâm thúy để rồi người xưa thay vì tôn sư trọng đạo lại khiến cho bạn đọc nghĩ là họ mỉa mai, khinh miệt tăng đoàn. Tổ tiên, tiền nhân của chúng ta không bao giờ suy nghĩ như vậy; đừng để thế hệ con cháu hiện nay do bài báo viết mà có thái độ bất kính với tỳ kheo chân chính là bậc thầy của trời người như sự khẳng định của đức Phật trong kinh “Tăng Nhất A Hàm”.

 

Do vậy, tôi là một phật tử, pháp danh là Nguyên Thành, pháp hiệu là Thinley, tịnh trú Mật gia Song Nguyễn tại làng Phước Thành, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cật lực lên tiếng phản bác, phản đối và đề nghị quý báo gỡ bài này xuống, đề nghị tác giả Bảo Trang phải công khai xin lỗi vì sự mạo phạm mà tôi cho là mất dạy, vô giáo dục. Trên nữa là từ đây tôi nghi ngờ Bảo Trang là kẻ ngoại đạo muốn nhân sự kiện chùa Quang Minh ở tỉnh Hải Dương có vị trụ trì cắp chuông bán trả nợ mà bôi nhọ đạo hạnh của tăng đoàn Việt Nam. Tôi thiết tha thỉnh nguyện Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng để bảo vệ danh dự đạo Phật, được người dân thường tán dương công đức là đồng hành theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 

Kính thưa quý Báo, quý Hội, quý Bộ và các bạn đọc!

 

Tôi nghĩ rằng trong 5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài nên chỉ rõ từng ngón, đừng vì không đều nhau của mỗi ngón mà cho rằng bàn tay xấu. Có lẽ kẻ xấu là người tự mình tin theo tâm lý của mình hoặc mang mục đích khích báo nào đó mà “mượn gió bẻ măng”, thừa cơ hội muốn “nước đục thả câu”. Dù cho trong bài có ghi là: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả một tập thể thầy tu chân chính. 

Trong kinh “Tứ thập nhị chương” Đức Phật khuyến cáo: “Này các tỳ kheo, các ông đừng tin vào tâm ý của mình! Tâm ý của mình không đáng tin cậy. Nếu chưa đắc thánh quả A la hán, đừng tin vào tâm ý của mình!”. Tôi thử hỏi Bảo Trang là ai mà tự ý loạn ngôn như vậy? 

Tôi cầu nguyện cho tất cả chúng sinh có đức tính hổ thẹn và ý thức khiêm nhường, tất cả bậc cha mẹ không sinh ra những đứa con bất hiếu để rồi chúng làm ra tội lỗi tày đình lại đi đổ thừa cho tiền nhân.

 

Chào đoàn kết và công nghĩa!
 

Làng Phước Thành ngày 29/06/2017

Thinley - Nguyên Thành

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin