Chi tiết tin tức Bổn phận làm cha mẹ 17:08:00 - 07/07/2017
(PGNĐ) - Thuở xưa Đức Bình An Vương có chín anh em. Khi thái tử chết đức vua lấy làm đau khổ, buồn rầu, bỏ ăn bỏ uống, cả ngày đêm chỉ than khóc không thiết gì đến việc triều chính, không ai khuyên giải ngài được. Trong chín người em của Đức Vua có một người em trai tên Ga Na Đi. Ông này cũng khóc, nhưng khác với anh thay vì anh khóc trong cung, còn ông lại ra đường đứng khóc hoài.
Mọi người thấy lạ hỏi:
Ông đáp một cách tự nhiên:
Trong chín người em, đức vua thương ông Ga Na Di hơn hết. Khi nghe qua câu chuyện kỳ lạ ấy ngài ngự ra đường nắm tay em và hỏi rằng:
Em muốn hỏi thỏ bằng vàng, bạc, ngọc ngà, xích châu, mã nảo chăng, vương huynh sẽ bảo thợ kim hoàn làm cho em, hay em muốn thỏ thật? Vậy em muốn thứ thỏ nào hãy cho vương huynh biết… Ga Na Đi đáp:
Đức vua nghe như thế lấy làm sầu khổ vô cùng nghĩ rằng Ga Na Đi đã điên rồi, nên ngài nói:
Ga Na Đi cầm tay anh nói tiếp.
Câu này chỉ là một câu nói hoang đường thôi. Vương huynh cũng không thể đem quân đi đánh với tử thần để cướp con về được. Đã gọi là chết thì không ai đem của cải ra mua chuộc hay dùng mưu trí để trốn tránh được. Tất cả nhân loại từ vị Hoàng đế đến kẻ xin ăn, các nhà trí thức cùng các vị Đạo sĩ cũng không trốn thoát, đến các bậc giác ngộ cũng phải nhập Niết Bàn để từ biệt xác thân ngũ uẩn nầy nữa là hoàng tử. Đức vua nghe qua hiểu rõ sự chết là của chung và phải đến của chúng sanh nên không buồn nữa. Ga Na Đi đã khéo dùng chước hay mà giác ngộ được nhà vua vậy. Làm cha thương con như nhà vua trên, kể ra cũng đáng khen nhưng khi con đã chết sự khóc than uất ức thương tiếc thảy đều vô ích. Ví dù có than khóc nhiều đến đâu, lâu đến mấy người quá vãng cũng chẳng được nghe và thấy biết. Lúc con chết đã vậy, thì lúc còn sống bổn phận của cha mẹ còn khó khăn hơn. Không những làm cha mẹ phải lo cho con được an vui no ấm trong kiếp hiện tại này mà còn phải tìm phương pháp cho con khỏi đi lạc vào đường tà mà phải đi vào đường chánh đạo để khỏi sa đọa vào bốn đường ác. Đó mới là tròn bổn phận.
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO – Pháp Siêu – Nguyễn Thanh Dương
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |