Chi tiết tin tức Người nữ trong đạo Phật 22:19:00 - 19/01/2016
(PGNĐ) - Ngài cho thấy nếu được giáo dục toàn vẹn về trí tuệ và đạo đức, con gái cũng đáng quý không thua con trai.
Giáo huấn Vua Ba-tư-nặc một hôm đang hầu chuyện với Đức Phật, bỗng nghe tin hoàng hậu hạ sinh công chúa, nhà vua tỏ vẻ không vui. Thấy thế Đức Phật khuyên nhủ: – Đại vương! Một bé gái có thể còn quý hơn con trai. Khi lớn lên cô bé có thể là người trí huệ và phẩm hạnh vẹn toàn. Là một người vợ hiền, biết kính trọng mẹ chồng. Sẽ là mẹ của một quan vương vĩ đại. Thật thế! Đứa con của một người vợ cao thượng sẽ trở thành người hướng đạo chân chánh cho quốc gia. Câu nói của Đức Phật, từ đó như một bằng ban khen, bảo đảm giá trị cho người nữ. Phá tung thành kiến với lý luận suy diễn. Ngài cho thấy nếu được giáo dục toàn vẹn về trí tuệ và đạo đức, con gái cũng đáng quý không thua con trai. Ca dao Việt Nam xác định: Trai mà chi, gái mà chi, Một lần khác Đức Phật dạy dỗ cho Sujàtà, con dâu của trưởng giả Cấp Cô Độc. Cô này vốn sinh trưởng trong gia đình giàu có, khi về nhà chồng rất hống hách, ngang ngược. Đức Phật cho gọi cô lên, giải thích về bảy hạng vợ trên thế gian; lưu ý rằng có những người vợ quấy rối và những người vợ hiền thục. Cuối cùng Phật hỏi: – Này Sujàtà, đó là bảy hạng vợ. Con thuộc hạng nào? – Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy nghĩ rằng từ nay con thuộc về hạng vợ hiền.
Phương trời cao rộng Mùa An cư thứ năm sau ngày Thành đạo, Đức Phật cho phép thành lập Giáo đoàn Ni. Những thử thách đối với Ni chúng được Đức Phật đưa ra từ buổi đầu là những lời giáo huấn vô ngôn cho bản chất Ni chúng. Vượt qua những thử thách ấy, và chứng tỏ khả năng giải thoát của mình, là công hạnh của Di mẫu Ma-ha- ba-xà-ba-đề và chư vị Thánh Ni. Tập Trưởng lão Ni kệ gồm những bài ca chứng đạo, khúc hát chiến thắng của những người đã đặt xuống gánh nặng sinh tử. Chúng ta xúc động khi lật từng trang kinh. Những mảnh đời khác nhau, những tâm tư khác nhau đã hội tụ trong biển Phật pháp. Tỳ-kheo-ni Muttà, con gái dòng Bà-la-môn, sau khi tu tập Thiền quán, chứng quả vị A-la-hán, tuyên bố: … Hỡi này giải thoát Ni! Ta thoát được sống chết! Những gì dẫn tái sanh, Được nhổ lên tận gốc! Dhammadinnà đi đến với chúng Ni trong một chiếc kiệu vàng. Sau khi nhập thất, chế ngự thân miệng ý, Ngài chứng quả A-la-hán. Với biện tài vô ngại, Ngài được Đức Phật công nhận là người thuyết pháp đệ nhất trong các Tỳ-kheo-ni. Bài kệ chứng đạo mở ra một phương trời cao rộng: Trong ai, lòng ước muốn, Đạt được quả vô sanh Đã sanh khởi tỏa rộng Đầy tràn cả tâm ý. Tâm không bị trói buộc Trong các dục chi phối Vị ấy được tên gọi Là bậc vào Thượng lưu.
Anopanà, con gái quan thủ kho, vì rất đẹp nên có tên Anopanà (không ai sánh nổi) được các bậc vương tôn công tử cầu hôn với lời hứa: “Sẽ nộp sính lễ châu báu gấp tám lần sức nặng của nàng”. Nhưng Anopanà đi đến gặp Phật, nghe thuyết pháp, chứng quả thứ ba tại chỗ ngồi. Sau khi xuất gia trở thành Tỳ-kheo-ni, chỉ bảy ngày sau Ngài chứng quả A-la-hán. Khema, hoàng hậu của vua Bimbisàra, tình cờ đến tinh xá Trúc Lâm. Được Thế Tôn hóa độ, bà chứng quả Dự lưu. Sau khi xuất gia, chứng quả A-la-hán. Đức Phật xếp bà vào hạng Thiền quán đệ nhất, và là một trong những bậc Thượng thủ Ni thời đó. Khi nghe Đức Phật tuyên bố rằng: “Ba tháng nữa sẽ vào Niết-bàn”, Di mẫu đến đảnh lễ Phật và xin phép nhập diệt trước, Ngài trở về tịnh xá, cùng năm trăm La- hán Ni bay lên hư không, thị hiện mười tám phép thần biến rồi cùng vào Niết-bàn một lượt. Những vầng Hoa Quang tam-muội sáng rực, ánh sáng, nước và lửa cuộn tròn trên không trung. Cảnh tượng huy hoàng thiêng liêng một thuở. Hai Sa-di-ni chứng kiến cảnh các Thầy nhập diệt, đã nỗ lực Thiền quán cũng chứng A-la-hán và vào Niết-bàn luôn. Đức Phật đưa xá-lợi của Di mẫu ra trước chúng, nói: – Nếu nói đại trượng phu thì Ma-ha-ba-xà-ba-đề là đại trượng phu. Những gì bậc trượng phu làm Bà đều làm tới cả. Chỉ một câu này thôi, Phật tánh hiển lộ bình đẳng.
Ni giới Việt Nam Tiếp nối truyền thống chứng đạo và tu đạo, Ni sư Diệu Nhân, đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nói kệ dạy chúng trước khi thị tịch: Sanh già bệnh chết Bài kệ như một tiếng cười hồn nhiên sảng khoái, làm giật mình những người loanh quanh trong vòng trói buộc. Những tìm kiếm nhọc nhằn xưa nay chỉ là tìm kiếm trong chiêm bao. Chỗ giác ngộ không có nẻo đi về, không tung tích ngôn ngữ. Thời cận đại, các bậc Ni trưởng dày công khêu đèn mở đuốc. Từ lớp Gia giáo Ni đầu tiên tại chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) cho đến các trường lớp hiện nay, nhiều thế hệ Ni chúng được trưởng dưỡng trong nguồn mạch Tam tạng, được thấm nhuần giáo pháp vi diệu. Con đường hành hóa của các bậc tiền bối Ni vang dội, Sư trưởng khai sơn chùa Hải Ấn, Sư trưởng khai sơn chùa Kim Sơn, Sư trưởng khai sơn chùa Bảo An (Cần Thơ)… là những tấm gương khích lệ cho Ni giới. Có một điều gì thâm cảm vô cùng khi nhớ đến các Ngài. Sư trưởng chùa Huê Lâm, người đầu tiên vận động thành lập Ni bộ Việt Nam, bậc thầy hướng đạo cho sinh hoạt Ni chúng miền Nam từ thập niên 60 của thế kỷ XX, nói: – Ni giới mình yếu ớt lắm, thầy sẽ trở lại để độ Ni. “Nguyện làm Ni để độ Ni” – một đại nguyện phát xuất từ hùng lực và bi mẫn. Đại nguyện này thay cho lời kết. ■
MỘC LAN
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |