Chi tiết tin tức

Nam Định: Chùa Nam Hải tổ chức lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ

21:50:00 - 14/02/2023
(PGNĐ) -  Sáng ngày 14/2, chùa Nam Hải, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng đã tổ chức lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ là tân lang Hà Văn An pháp danh Phúc Bình và tân nương Vũ Thị Ngọc pháp dánh Diệu Anh.

Toàn cảnh buổi lễ Hàng thuận

 

Buổi lễ được đặt dưới sự chứng minh và chúc phúc của Thượng toạ Thích Giác Vũ, Phó trụ trì chùa Vọng Cung; Thượng toạ Thích Thanh Phúc, Trụ trì chùa Trùng Khánh; Ni sư Thích Đàm Hân, Trụ trì chùa Hoàng Mai; Sư cô Thích Đàm Thuỷ, Trụ trì chùa Nam Hải, chư Ni cùng họ hàng nội ngoại hai bên của tân lang và tân nương, và đông đảo các Phật tử đến tham dự buổi lễ.

 

Chư Tăng Ni và Phật tử cử hành nghi thức cầu nguyện chúc phúc cho tân lang và tân nương

 

Sau nghi thức cầu nguyện của chư Tăng Ni và đại chúng cho tân lang Hà Văn An pháp danh Phúc Bình và Vũ Thị Ngọc pháp danh Diệu Anh. Tân lang và tân nương đã dâng lễ lên Tam Bảo, bình đẳng lễ thể hiện sự hiểu biết và yêu thương nhau, đồng thời tân lang và tân nương trà lên đấng sinh thành của hai bên nội ngoại thể hiện lòng biết ơn và tri ơn.

 

 

Tại buổi lễ Thượng toạ Thích Giác Vũ đã chia sẻ về những điều cơ bản của đạo vợ chồng theo tinh thần kinh Thiện Sinh cho tân lang và tân nương. Thượng toạ nói về bổn phận của người chồng đối với vợ có 5 điều: 1. Lấy lễ đối với vợ. Nghĩa là phải tôn trọng vợ mình, đưa giá trị của người vợ ngang bằng với mình. Không được có quan điểm chồng chúa vợ tôi rồi xem thường sự có mặt của người vợ trong mọi tình huống. Người chồng phải vượt qua cái ngưỡng của lòng tự tôn, dẹp bỏ cái tôi để đối đãi yêu thương với vợ; 2. chuẩn mực nhưng không hà khắc. Là người chồng, người cha trong gia đình, người đàn ông phải có tư cách đạo đức chuẩn mực để nuôi dạy con cái và làm nghiêm cho gia đình là điều tất nhiên. Nên có câu “ Mẫu từ phụ nghiêm” là như vậy. Cần phải giữ khuông phép, gia giáo trong gia đình nhưng không vì đó mà chén ép, áp đảo người khác như thời phong kiến. Một người chồng, người cha như thế rất dễ tạo nên khoảng cách vô hình đối với những người thân xung quanh lắm; 

 

Tân lang và tân nương đỉnh lễ niệm ân cha mẹ

 

3 và 4: Tuỳ thời cung cấp y thực và trang sức. Hai lời dạy này chúng ta thấy rằng Đức Phật có cái nhìn rất tâm lý. Đời sống no ấm, được làm đẹp là nhu cầu của người phụ nữ. Nên người đàn ông phải hiểu tâm lý này mà quan tâm, đối đãi phù hợp với người vợ đúng lúc. Một người hậu đậu sẽ rất dễ gây sự nhàm chán của cuộc hôn nhân và người vợ không hạnh phúc; 5. Chồng chia sẻ việc nhà với vợ. Đối với phương Tây việc này là bình thường vì đó là bổn phận cần thiết với vợ mình nhưng đàn ông Việt Nam điều này rất khó. Vì tính gia trưởng ảnh hưởng từ quan điểm thời phong kiến và tính sĩ diện cao nên nhiều người khoán tất cả việc nhà cho vợ. Đặt bản ngã, cái tôi của mình không phù hợp nên sẽ dễ làm mất đi tình thân trong mối quan hệ.
 

Thượng toạ Thích Giác Vũ chia sẻ về những điều cơ bản của đạo vợ chồng theo tinh thần kinh Thiện Sinh

 

Bổn phận của người vợ đối với chồng có 5 điều: 1. Siêng năng dậy trước chồng. Điều này còn phải tùy thuộc vào tính chất công việc hiện tại. Có người làm đêm thì sáng phải được nghỉ ngơi. Nên vấn đề này cả hai phải linh hoạt sắp xếp nhau, người chồng phải thông cảm cho vợ; 2. Nể chồng trước sau trong ngoài. Nghĩa là phải chấp nhận điểm xấu của nhau. Một người vợ hay người chồng khôn ngoan thì trước hôn nhân, không những thể hiện cái tốt mà phải thể hiện đối phương thấy cái xấu nhiều hơn. Vì sao? Thường người ta sẽ bất mãn vì cái xấu hơn cái tốt. Nên nếu một người yêu chúng ta thật sự, họ sẽ yêu luôn cái xấu và giúp nhau khắc phục nó. Chúng ta không thể che đậy cái xấu mãi suốt đời được. Vì thế, cứ thẳng thẳn chia sẻ những điểm yếu của mình cho đối phương biết để cả hai hiểu nhau, chấp nhận nhau. Từ đó hôn nhân mới bền vững bằng sự tôn trọng, cảm thông nhau;

 

Thượng toạ Thích Giác Vũ trao nhẫn cưới cho tân lang và tân nương

 

3. Dùng lời hoà nhã xây dựng. Đức Phật đang dạy chúng ta về tư cách trong lời ăn tiếng nói đối với nhau, phải dùng lời lẽ ôn hòa với nhau. Cũng cùng một vấn đề, người khôn ngoan sẽ biết cách nói tế nhị để người khác thấu hiểu. Ngược lại một người nói khó nghe sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn; 4. Kính nhường tuỳ thuận. Những quan điểm tốt của chồng, người vợ phải ủng hộ và khuyến khích để chồng mình được vui vẻ và có động lực làm nhiều điều tốt hơn nữa; 5. Hiểu chồng cảm thông và chia sẻ. Con người quen nhau, chung sống với nhau thì dễ nhưng để hiểu nhau thì rất khó. Một người hiểu được người khác là một người thông minh và sâu sắc. Đó phải là người tấm lòng bao dung, độ lượng và tinh tế mới hiểu được nỗi niềm của người khác. Ngược lại, một người có lối sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân, hờ hợt, cạn mỏng tình cảm thì suốt cuộc đời, đừng mong họ sẽ thật sự hiểu mình.

 

Chụp ảnh lưu niệm

 

Cuối buổi lễ chư Tăng Ni và toàn thể đại chúng đã cử hành nghi thức phóng sinh và thả bóng bay chúc phúc cho đôi bạn trẻ Hà Văn An pháp danh Phúc Bình và Vũ Thị Ngọc pháp danh Diệu Anh.

 

Điều Ngự Tử

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin