Chi tiết tin tức

Đôi dòng tản mạn: Nhận thức đúng đắn về Phật giáo

21:18:00 - 31/10/2019
(PGNĐ) -  Trong “Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo”, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức giá trị cao quý tốt đời đẹp đạo mà Phật Giáo mang lại nên luôn quan tâm, thành kính với Đạo Phật, hiểu sâu sắc giáo pháp nhu hòa mà kiên định tâm trí, trầm trải cùng dân tộc.

 

Từ thẳm sâu lịch sử, Hồ Chí Minh sớm minh triết, thiết định chân lý: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một...”.

Từ thẳm sâu lịch sử, Hồ Chí Minh sớm minh triết, thiết định chân lý: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một...”.

Tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” là đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời nay dân tộc Việt Nam giữ gìn, phát huy, kế thừa. Nhắc đến lịch sử Việt Nam thì phải nói đến lịch sử Phật giáo Việt Nam với đóng góp to lớn việc đồng cam cộng khổ, xây dựng, bảo vệ độc lập tự chủ phát triển đất nước trên 2000 năm nay. 

Tiếp nối bước chân của cha ông, Đảng nhà nước luôn tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo và kêu gọi mọi người học và làm theo đạo đức của các bậc tiền nhân Tiên hiền Tổ Phụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ yêu nước, danh nhân văn hoá là tấm gương lớn. Trong “Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo”, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức giá trị cao quý tốt đời đẹp đạo mà Phật Giáo mang lại nên luôn quan tâm, thành kính với Đạo Phật, hiểu sâu sắc giáo pháp nhu hòa mà kiên định tâm trí, trầm trải cùng dân tộc, Phật giáo có nhiều đóng góp to lớn quan trọng, hình thành nền độc lập tự chủ và mở mang văn hiến bền vững, đa dạng của người Việt. Từ thẳm sâu lịch sử, Hồ Chí Minh sớm minh triết, thiết định chân lý: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một...”. Kinh “Kim Cang” được xem như bộ kinh trí tuệ nhà Phật mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường nghiên cứu, tu tập và hành trì! Hay như những vị Lý Thường Kiệt, Tuệ Trung thượng sỹ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hải Thượng Lãn Ông...đều là bậc danh tướng, đại thi hào, danh nhân văn hoá thế giới, thần y... đều bậc thượng trí lỗi lạc luôn tôn kính Phật giáo tu tâm dưỡng tính, rèn mình, giúp đời cương lĩnh Đạo Pháp đồng hành cùng dân tộc. 

Tôi có nghe nhà Phật dạy rằng: “Bồ tát sợ Nhân - Phàm phu sợ quả” nhắc nhở chúng ta luôn ý thức hậu quả việc mình làm. Gần đây một bộ phận những người bảo thủ, thành kiến tự xưng có học thức với vô vàn thứ bằng cấp như bệnh thành tích nhưng phát ngôn suy nghĩ thật “cuồng ngôn - loạn học” về Tăng Ni - Phật Pháp Việt Nam gây ra làn sóng phẫn nộ trong lòng dư luận. Điển hình có một vị tiến sỹ tôn giáo với những lời ông nói mà tôi thấy vượt quá sự hiểu biết của ông. Ngay những người ăn nói khoa đại lỗi lạc nhất trong lịch sử cũng không dám chê bai hạ thấp Phật Giáo như vậy. Ông có hiểu gì về Phật giáo không? Đặc biệt lịch sử Phật Giáo Việt Nam Lý - Trần? Họ đã làm được gì cho dân cho nước? Ngày nay bất cứ một người có văn hóa nào khi nói về các bậc đức cao vọng trọng như Thiền sư Đỗ Pháp Nhuận, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư  Vạn Hạnh, Thiền sư Đa Bảo, Vua Lý Thái Tổ...đều phải ghi nhận rằng đó là một thời đại đầu tiên lập ra nền văn hiến cho Việt Nam và nối tiếp Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi chiến thắng hai lần giặc Mông Nguyên hung hãn nhất mà cả thế giới khiếp sợ thời bấy giờ, vì tấm lòng cho dân tộc, vua đã trút hoàng bào, xuất gia tu hành thành đạo đi khắp nơi khuyên dân chúng bỏ tập tục mê tín thờ “tạp thần, dâm thần, loạn thần” mà nhất loạt thờ Phật, Tổ Tiên, giữ gìn năm giới, làm mười việc lành. Đó là công cuộc khai mở trí thức, đạo đức vĩ đại vẻ vang cho đất nước suốt 2000 năm nay mà không có một thời đại nào sánh kịp. Ngày nay có rất nhiều vị Tăng Ni đều là bậc cao hạ trong chốn tùng lâm thiền gia đóng góp bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước. Cho nên tôi khuyên ông tiến sỹ biết thì thưa thớt, còn không biết thì.... Ông tự điền vào chỗ “...”

Gần đây một bộ phận những người bảo thủ, thành kiến tự xưng có học thức với vô vàn thứ bằng cấp như bệnh thành tích nhưng phát ngôn suy nghĩ thật “cuồng ngôn - loạn học” về Tăng Ni - Phật Pháp Việt Nam gây ra làn sóng phẫn nộ trong lòng dư luận. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Gần đây một bộ phận những người bảo thủ, thành kiến tự xưng có học thức với vô vàn thứ bằng cấp như bệnh thành tích nhưng phát ngôn suy nghĩ thật “cuồng ngôn - loạn học” về Tăng Ni - Phật Pháp Việt Nam gây ra làn sóng phẫn nộ trong lòng dư luận. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Nhân quả luôn công bằng. Xã hội sẽ không bao giờ dung chứa sự ngạo mạn, giả dối, hợm hĩnh. Không sớm thì muộn cơ quan chức năng sẽ xử lý thật nghiêm những ai có thái độ xúc phạm Phật giáo - Là biểu trưng Tổ tiên, đạo đức truyền thống văn hoá dân tộc nhằm thể hiện thượng tôn luật pháp. Ai cũng biết “Tiên học lễ - hậu học văn” có nghĩa học đạo đức làm người trước đi khi học văn hoá cũng có nghĩa dạy mình trước khi dạy người. Chả nhẽ điều cơ bản nhất mà từ học sinh từ 6 tuổi cấp 1 bước đến cổng trường cũng phải biết mà ông, một vị Tiến sĩ - giảng viên của 1 trường đại học lớn cũng không biết chăng??? Trong ứng xử con người với con người, trước khi nói lỗi người thì hãy nhìn lại mình trước xem Tài - Đức mình được bao nhiêu. Nghĩ đến việc “học sổi, ăn sổi, sống sổi...”. như dạng mỳ ăn liền đang là trào lưu xã hội cá nhân tôi thật nghi ngại về bằng cấp trình độ thực của ông! 

Tôi cũng lo ngại thay cho sinh viên, thế hệ tương lai đất nước thay vì được truyền trao kiến thức xã hội đạo đức phát huy tinh thần yêu đất nước phụng sự xã hội mà nay ông dạy các bạn trẻ “ngồi trong góc bếp giương cung bắn mèo”. Tôi nói thế vì ông là người thầy giáo. Mà chữ thầy nó nặng lắm, nghề dạy người cao quý lắm thưa ông tiến sỹ đáng kính ạ... Xã hội luôn kính trọng ba hạng thầy: Thầy tu, thầy giáo và thầy thuốc. Thử nghĩ xem, nếu ông đặt cương vị mình vào vị trí người khác (tức là hoán đổi vị trí cho nhau) thì tôi tin rằng ông sẽ không vội vàng chụp mũ như thế. Ông sẽ biết thấu hiểu, cảm thông và yêu thương hơn. Ông nên bình tâm nhìn ra thế giới xem Phật giáo đóng góp quốc tế trong đó Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học vĩ đại, các hệ thống giáo dục hàng đầu Mỹ, Anh, Úc... đã và đang tiếp cận Phật Giáo ra sao? Con người có Tài mà thiếu Đức thì nguy hại, hỏng...Mà Tài là phải thực Tài chứ tự xưng mình có Tài, hạ thấp người khoe mình thì xấu hổ, nhục nhã lắm. Núi này cao thì có núi khác cao hơn, sông này sông thì sẽ có sông khác sâu hơn. Đừng vì chút hiểu biết tầm thường của mình mà ăn nói cuồng ngôn rồi hoạ ập đến. Để khen ngợi người thậm chí mất cả đời, nhưng huỷ phạm người chỉ 1 lời nói. Tôi xin ông hãy hạ ngôn lưu tình, biết sai mà hãy mau sám hối, sửa chữa lỗi lầm. Đức Phật thì Từ Bi, cửa chùa luôn rộng mở lấy ơn đức để hoá giải oán thù mà không bao giờ khép với bất cứ ai...

“Nó đánh tôi thắng tôi

Nó mắng tôi cướp tôi

Ai ôm hiềm hận ấy

Hận thù không thể nguôi

Nó đánh tôi thắng tôi

Nó mắng tôi cướp tôi

Không ôm hiểm hận ấy

Hận thù sẽ tự nguôi

Với hận diệt hận thù

Đời này không thể được

Từ bi diệt hận thù

Là định luật ngàn thu”

Kinh “Kim Cang” được xem như bộ kinh trí tuệ nhà Phật mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường nghiên cứu, tu tập và hành trì. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Kinh “Kim Cang” được xem như bộ kinh trí tuệ nhà Phật mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường nghiên cứu, tu tập và hành trì. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Để kết thúc tôi bài viết xin kể câu chuyện tấm gương Vua Trần Nhân Tông - Con đường tâm linh và xã hội. (Cư Trần Lạc Đạo - Phù Vân Yên Tử): 

Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông - vị vua anh minh và lỗi lạc nhất trong lịch sử đã lãnh đạo chiến thắng quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo, tạo dựng mốc son chói lọi hạnh phúc tự do cho dân tộc Đại Việt. Sau đó Ngài chọn xuất gia, không phải Ngài thoát ly cuộc sống, chỉ ngồi đó ngắm nhìn pho tượng Phật sáng chói nước sơn rồi khua chuông, gõ mõ, ê a mấy bổn kinh nhật tụng. Trái lại, Ngài đi khắp chốn cùng nơi khuyên dân chúng bỏ tục mê tín, cuồng tín thờ Tập thần, tà thần, dâm thần, mà nhất loạt thờ Phật, thờ Tổ Tiên, Hiếu đạo tu tâm dưỡng tính, làm thập thiện (10 điều lành).  Vua Trần Nhân tông xuất gia và lập ra một dòng Thiền Trúc Lâm - Yên Tử, vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Nam Á và thiền Đông Độ, vừa sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam, khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp. Ngài cũng xây dựng nhiều giảng đường giảng dạy, các tự viện và đi giáo hóa trong cả nước, kể cả ở thôn quê lẫn thành thị. Con đường đó không phải để Ngài giải thoát cho riêng mình, mà chính là Ngài tìm lối thoát cho cả dân tộc qua con đường tâm linh trí tuệ. Cuộc đời Ngài là một tấm gương muôn đời tỏa sáng. Sự nghiệp Ngài trường tồn cùng sông núi nước Nam. 

Sau hai cuộc chiến tranh cực kỳ tàn bạo và khốc liệt của giặc Mông - Nguyên, vào các năm 1285 - 1288. Khi thấy nhà Nguyên tạm lắng mộng xâm lăng, và Nguyên Thánh tổ trực tiếp sai sứ sang Đại Việt tuyên cáo bãi binh vào năm 1293. Ngay sau đó, Vua Trần Nhân tông nhường ngôi cho con. Ngài đi khắp nước, kiểm tra sự thiệt hại của  toàn dân sau hai cuộc chiến tranh, và quyết định tha tô thuế tùy theo mức độ giặc tàn phá. Nước còn nghèo, vì vừa thoát khỏi chiến tranh, nên nhà vua chỉ úy lạo và tha tô thuế nơi thì một phần, nơi thì toàn phần. Sau đó lập đại lễ cầu siêu cấp quốc gia tại Thăng Long, rồi lần lượt lập đàn cầu siêu tại các lộ. Đó là biện pháp an dân qua việc an tâm, và cũng là an ủi phần nào tâm trạng buồn đau, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh trong tâm thái thất vọng và bi phẫn của con người.

Tại sao đang ở trên đỉnh cao vinh quang chói lọi và quyền lực tột vời, lại chỉ mới 35 tuổi, vua Trần Nhân tông không tận hưởng vinh quang, phú quý, không thi thố quyền lực mà lại nhường ngôi cho con? Và năm sau, năm 1294 ngài tuyên cáo xuất gia. Thế là Ngài đích thân làm việc định lại cái tâm bất an của dân chúng, do hai cuộc chiến tranh khốc liệt liên tiếp gieo rắc thảm họa cho toàn dân tộc. Ngài cũng dạy cho dân phép tu và đem chính bản thân mình làm vật trực quan, tức là Thân giáo! 

Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông - vị vua anh minh và lỗi lạc nhất trong lịch sử đã lãnh đạo chiến thắng quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo, tạo dựng mốc son chói lọi hạnh phúc tự do cho dân tộc Đại Việt. Ảnh minh họa

Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông - vị vua anh minh và lỗi lạc nhất trong lịch sử đã lãnh đạo chiến thắng quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo, tạo dựng mốc son chói lọi hạnh phúc tự do cho dân tộc Đại Việt. Ảnh minh họa

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”

Cơ tắc xan hề khổn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”

Dịch:

“Ở đời vui đạo cứ tùy duyên

Thấy đói thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Trước cảnh tâm không chớ hỏi thiền”.

Ngài dạy dân phép tu đơn giản thế, ai mà chẳng tu được. Rồi năm sau (1295), Ngài lên núi Yên Tử tu khổ hạnh theo hạnh đầu đà lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Luật tu này rất khắc nghiệt, phải ở dưới gốc cây, ở trong hang, ngủ ngồi không chăn chiếu, ăn ngày một bữa vào chính ngọ, quá giờ đó là tịnh khẩu (không được ăn gì nữa). Sau đó Ngài đã theo con đường trung đạo. Khi khai ngộ, đắc Đạo,Ngài khuyên  tu chính cái tâm của mình “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”., tìm lại Phật tính, tìm lại bản tính Thiện nguyên sơ của mình mà thôi. Ấy chính là:

“Bỏ tâm danh lợi chẳng khổ hạnh,

Theo đường Trung đạo thuận theo duyên.

Tìm Phật đâu cần đi góc biển,

Tu tâm đoạn dục ấy là thiền”.

Có một sự việc không thể không nhắc lại, tức là cuộc xâm lăng vô cùng khốc liệt của quân Nguyên - Mông năm 1285 khiến nhiều hoàng thân quốc thích và quan lại ra hàng giặc. Sau khi đã đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, lúc trở về triều một viên quan nội hầu bê từ đại bản doanh của Thoát - hoan về một chiếc cháp; trong đó chứa những thư xin hàng hoặc ước hàng của một số quan lại trong triều, mong nhà vua trị tội. Trần Nhân tông không đọc, Ngài sai đốt trước mặt mọi người và nói: “Trong lúc thế giặc mạnh, đến ta còn hoang mang hãi sợ huống chi người khác”. Chính vì lòng khoan dung, độ lượng; Ngài đã an được cái tâm cho những kẻ hèn nhát, để họ không còn dám manh tâm nữa. Quả vậy, ba năm sau (1288) quân Nguyên lại ầm ầm binh mã kéo sang xâm lược nước ta. Lần này, tuyệt nhiên không có một viên quan nào của triều đình ra hàng giặc, và quân xâm lược cũng mau chóng bị  đánh bại. Vì sau cuộc chiến tranh, nhà vua có những hành vi cao thượng như vậy, nên các quan dù công lao đến mấy (ngày nay ta gọi là đám công thần hoặc kiêu binh) cũng không dám tranh giành quyền lực, chia bè lập phái, đua đòi hưởng lạc, chèn ép bóc lột dân nghèo. Bởi vậy xã hội dần dần đi vào quĩ đạo của sự ổn định, và không phải mang thêm một hệ lụy nào.

Rõ ràng là Trần Nhân tông đã ổn định được tâm linh và đạo đức xã hội, bằng cả sự tôn trọng, sự khoan dung và tình thương con người. Vì thế mà định được cái tâm cho toàn dân tộc theo truyền thống Diên Hồng. Một khi dân tộc đã định được cái tâm thì xã hội an lạc. Ngay việc Trần Nhân tông nhường ngôi cho con, không phải là ngài trút đi gánh nặng,mà ngài trao sứ mệnh cho thế hệ sau, còn ngài làm chức năng giám sát. Ta chẳng thấy khi đã xuất gia, Ngài bất chợt về triều vào tiết Đoan ngọ, gặp khi Trần Anh tông say rượu ngủ li bì, Ngài bực giận và suýt truất ngôi con. Lại một lần Nhân tông ghé qua triều đình, kiểm tra sổ sách, thấy việc Anh tông thu dụng nhiều người quá, Ngài quở: "Một nước bé bằng bàn tay mà ban chầu nhiều thế này, ăn hết của dân à?”                    

Cách cư xử của Thượng hoàng Trần Nhân tông là cách cư xử của một bậc thượng trí, ở tầng nấc văn hóa thượng thừa. Một người chỉ biết lấy nhân quần và quốc gia dân tộc làm mục tiêu tối thượng để phụng sự.

Nam mô Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu - đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

 

Đức Phương

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin