Chi tiết tin tức

Nam Định: Trường hạ chùa Cả làm lễ Tạ pháp

14:11:00 - 01/09/2014
(PGNĐ) -  Sáng nay 1/9, Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân) long trọng tổ chức lễ Tạ pháp kết thúc ba tháng An cư Phật lịch 2558 tràn đầy viên mãn.

Buổi lễ được đặt dưới sự chúng minh và tham dự của Hòa thượng Thích Minh Tâm, thành viên HĐCM GHPG VN; Hòa thượng Thích Hạnh Nghiêm, UV HĐTS GHPG VN, Trưởng BTS GHPG VN tỉnh; Đại đức Thích Quảng Biên, UV TT BTS GHPG VN tỉnh; Đại đức Thích Giác Vũ, Chánh Văn phòng BTS GHPG VN tỉnh; Đại đức Thích Thanh Thinh, Thanh Giang, UV BTS GHPG VN tỉnh; Ni sư Thích Đàm Hiền, Phó BTS GHPG VN tỉnh; Ni sư Thích Đàm Hân, UV TT BTS GHPG VN tỉnh cùng chư Tôn đức trong BTS và sự hiện diện của 112 hành giả an cư và đông đảo Phật tử, thiện nam, tín nữ về tham dự buổi lễ.

 

Niệm Phật cầu gia bị

 

Đại đức Thích Thanh Phúc đọc bình văn

 

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, Đại đức Thích Thanh Phúc đọc bình văn phẩm “Pháp sư công đức” thứ 19 kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

 

Đại đức Thích Quảng Biên tóm lược phẩm thứ 19

 

Đại đức Thích Quảng Biên, giảng sư của Hạ trường đã nói lại phần nghĩa của phẩm thứ 19 cho toàn thể đạo tràng tứ chúng nắm được ý nghĩa của phẩm này.

 

Hòa thượng Thích Hạnh Nghiêm ban đạo từ

 

Sau khi kết thúc phần giảng kinh, Hòa thượng Thích Hạnh Nghiêm đã ban đạo từ sách tấn toàn thể Tăng Ni Phật tử tham dự buổi lễ: “Đạo Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn để tu học, thích hợp mọi cơ của người tu học Phật pháp. Chúng ta học Phật quan trọng là phải hành trì, áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống để đem lại lợi lạc cho tự thân và tha nhân, chuyển hóa ba nghiệp thân, khẩu và ý. Vì những điều đức Phật dạy không ngoài thiện và ác, tức làm lành và lánh dữ. Do đó, tất cả việc xấu, ác bằng chân tơ, kẽ tóc cũng không nên làm; những điều thiện, tốt nhỏ hơn chân tơ, kẽ tóc cũng nên làm. Vì thế chúng ta tu học Phật pháp mới có lực dụng và trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.”

 

Chư Ni tham dự buổi lễ

 

Như chúng ta đều biết, kinh Pháp Hoa là bộ kinh tối thượng thừa, giáo nghĩa vô cùng cao thâm mầu nhiệm, không ngoài mục đích triển khai tri kiến của Phật để chúng sinh tiến tu đạo nghiệp sớm được chứng quả vô thượng bồ đề. Bộ kinh này được lưu truyền sâu rộng trong nhân gian, được nhiều thụ trì đọc tụng, được nhiều dịch giả phiên dịch ra nhiều thứ tiếng, và cũng được rất nhiều học giả nghiên cứu, chú thích, giảng giải, yếu giải v.v... 

Mục đích của bộ kinh Pháp Hoa là nói lên ý nguyện sự ra đời của đức Phật nhằm khai thị cho chúng sinh ngộ nhập được tri kiến của Phật và nội dung bộ kinh gồm có 28 phẩm chia làm bốn phần: phần thứ nhất là phần mở bày (khai) tri kiến của Phật kể từ phẩm 1 cho đến phẩm 10, phần thứ hai là phần chỉ bày (thị) tri kiến của Phật đều nằm trọn vẹn trong phẩm 11, phần thứ ba là phần tỏ ngộ (ngộ) tri kiến của Phật, kể từ phẩm 12 cho đến phẩm 22 và phần thứ tư là phần chứng nhập (nhập) tri kiến của Phật, kể từ phẩm 23 phẩm cuối cùng của bộ kinh là phẩm 28.

Yếu chỉ của bộ kinh là hình ảnh mà đức Phật muốn trình bày được gói gọn trong tinh thần của mỗi phẩm và tinh thần của mỗi phẩm được thể hiện trong đại ý của mỗi phẩm. Đại ý của mỗi phẩm nghĩa là tóm lược chính thuộc quan trọng trong mỗi phẩm mà đức Phật đã tỏ bày và đại ý ở đây không có nghĩa là phân tích chi ly tư tưởng trong mỗi phẩm với tính cách máy móc mà không phải ý chính của đức Phật muốn nói. Nên biết rằng kinh Pháp Hoa là bộ kinh dùng để tu tập hành trì mà nó không phải dùng để lý luận triết học, càng phân tích máy móc thì làm cho người tu học càng khó nắm vững yếu chỉ của bộ kinh.

Theo tinh thần Kinh Pháp Hoa, hành giả nhờ đức tin vào kinh Pháp Hoa nên mới phát nguyện đọc tụng, nhờ hành trì nên mới chứng đắc tri kiến của Phật, vì lý do trên, người tu tập trước hết phải có đức tin kiên cố vào kinh Pháp Hoa và muốn có đức tin kiên cố vào kinh Pháp Hoa, người tu tập bằng mọi cách phải nắm cho được yếu chỉ của Phật được gói gọn trong Kinh Pháp Hoa thì sự tu tập của họ mới chóng viên thành đạo quả.

Các Phật tử đến tham dự buổi lễ

 

Lối giảng kinh tại Hạ trường chùa Cả vẫn theo lối cổ tức là bình văn giảng nghĩa. Ngoài ra vào các ngày Trai, Hạ trường vẫn hành trì ngày đêm sáu thời lễ bái theo khóa Hư lục của Trần Thái Tông; vào các ngày Trưởng tịnh, bá tát trong tháng đọc Lâm chung và Tọa thiền. Mỗi buổi giảng kinh của Hạ trường thu hút khoảng năm, bảy trăm Phật tử hàng ngày đến thính pháp.

Theo chương trình những ngày hành đạo tại Hạ trường, bắt đầu từ ngày 2 đến 4/9, vào các buổi sáng toàn thể đại chúng đại chúng tụng kinh Phổ Môn và Sám nguyện; vào các buổi chiểu toàn thể đại chúng tụng kinh Dược Sư; ngày 5/9, tạ siêu tiến và buổi tối ban Nghi lễ cúng đàn Mông sơn thí thực, chẩn tế cô hồn; sáng ngày 6/9, Hạ trường mời lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh, thành phố, phường sở tại và đại diện Phật tử tiêu biểu của các chùa cùng dự liên hoan cơm chay thân mật khi kết thúc khóa An cư năm nay.

Xin giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin